Monthly Archives: Tháng Một 2017
Thiền Trà và Phổ Trà
Bài pháp ngắn của Thầy Hằng Trường về Thiền Trà và Phổ Trà.
Cả Thiền Trà và Phổ Trà đều có cùng một quan điểm về nước: nước tượng trưng cho Chân Tâm bất nhị, còn trà với đủ loại màu sắc và hương vị tượng trưng cho cuộc sống của trần gian, của cuộc sống xoay quanh ảo ảnh về cái “tôi”.
Thiền Trà thì lúc nào cũng có thể cử hành, miễn là có trà sư biết cách cúng dường sự tĩnh lặng qua phương thức pha trà.
Phổ trà thường được làm vào ngày cuối năm để trà khách có thể nhìn lại cuộc đời mình trong trọn một năm vừa qua.
Thiền Trà thì trà khách chỉ uống trà. Nhưng Phổ Trà thì trà khách ngoài uống trà, còn được các vị Trà Sư đặc biệt mời xơi thêm một chút món ăn đặc biệt tượng trưng cho 5 kinh nghiệm sống. Như sau:
1- món ăn có vị thật ngọt (sweet) là món của hành Thổ. Thí dụ như mochi.
2- món ăn có vị cay cay (pungent) là món của hành Kim. Thí dụ như mức gừng cay.
3- món ăn có vị mặn mà (salty) là món của hành Thuỷ. Thí dụ như bánh mặn, đồ gì mằn mặn là được.
4- món ăn có vị chua (sour) là món của hành Mộc. Thí dụ như trái tắt, kim quật, strawberry tươi.
5- món ăn có vị đắng (bitter) là món của hành Hoả. Thí dụ như dark chocolate với hơn 75% câco, hoặc mức khổ qua cực đắng.
Sau khi Trà Sư mời trà cho trà khách thì trà khách không uống liền trà đâu!
Trà chủ sẽ mời trà khách ăn theo thứ tự Ngũ Hành tương sinh: bắt đầu từ Thuỷ và cuối cùng là Kim. Vì sao? Vì mỗi mùi vị đại biểu cho một tâm tình và vị mặn/Thuỷ đại biểu cho tâm tình sâu thẳm nhất: sự sợ hãi. Thứ tự phải thưởng thức các mùi vị như sau:
1- ăn đồ mặn trước: nhớ lại những kinh nghiệm hãi sợ (fear) trong năm vừa qua. Ăn xong uống chút trà, để nhắc rằng mình chấp nhận và buông bỏ tất thảy để bước qua năm mới!
2- ăn tiếp đồ chua: nhớ lại những giây phút giận (anger), lẫy (flip and sway). Ăn xong uống chút trà, để nhắc rằng mình chấp nhận và buông bỏ tất thảy để bước qua năm mới!
3- ăn tiếp đồ đắng: ôn lại những giây phút vui vẻ, sung sướng hạnh phút. Ăn xong uống chút trà, để nhắc rằng mình chấp nhận và buông bỏ tất thảy để bước qua năm mới!
4- ăn tiếp đồ ngọt: tri nhận những lúc mình lo âu (worry), băn khoăn về tương lai. Ăn xong uống chút trà, để nhắc rằng mình chấp nhận và buông bỏ tất thảy để bước qua năm mới!
5- ăn tiếp đồ cay cay: ghi nhận những lúc ta buồn rầu (grief), đau khổ (painful). Ăn xong uống chút trà, để nhắc rằng mình chấp nhận và buông bỏ tất thảy để bước qua năm mới!
Như thế, nên uống trà từ từ, đừng uống một hớp mà hết thì không còn trà mà uống tiếp! Nếu uống hết Trà rồi thì có thể đưa tay lên xin thêm trà!
Vì thế, Trà Sư trong khi Phổ Trà là cực nhất vì phải châm trà cho trà khách một vài lần, vì thế nào khi trà khách đã uống hết trà, họ cũng sẽ đưa tay lên xin thêm trà mà!
Khi Phổ Trà như vậy, trà khách có được chia sẻ kinh nghiệm vui buồn khổ đau của họ cho mọi người nghe không?
Nếu bình thường thì chắc chúng ta hoan nghinh sự chia sẻ này. Nhưng lúc Phổ Trà, chúng ta lại không chia sẻ! Ngược lại hoàn toàn với Thiền Trà. Rằng khi Thiền Trà thì trà khách phải ngồi tĩnh lặng thiền định rồi mới uống. Còn trong Phổ Trà thì trà khách ăn uống rồi thì mới buông tay ngồi tĩnh lặng để quán sát nội tâm!
Mục đích tối hậu của Phổ Trà là khiến chúng ta đem quá khứ tiêu dung trong tâm tư hiểu biết và trong một tâm tình cởi mở để đón Xuân, làm một thay đổi mới cho năm tới.